Đang truy cập :
4
Hôm nay :
145
Tháng hiện tại
: 3079
Tổng lượt truy cập : 1868128
Có rất nhiều nhân vật, những tên tuổi lớn trong lịch sử của Việt Nam đã được sinh ra và cũng mất đi trong năm Thìn. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và tạo nên một văn hóa Việt giàu bản sắc.
Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng thân yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Đã có quá nhiều sách báo cả trong và ngoài nước viết về ông - nhà quân sự tài ba, người xây dựng và dẫn dắt quan đội Việt Nam, vị tướng huyền thoại của Chiến dịch Điện Biên Phủ lừng danh toàn cầu Nhưng không hẳn ai cũng biết tường tận về tuổi trẻ, về thời học sinh - sinh viên của tướng Giáp. Và đó cũng là những "bí ẩn" hấp dẫn mà rất nhiều người muốn tìm hiểu.
Lê Quý Đôn sinh ngày 5/7/1726 mất ngày 14/4/1784. Ông là con tiến sĩ Lê Phú Thứ, quê ở huyện Diên Hà ( nay thuộc thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình, nổi tiếng thần đồng, có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lẹ, 14 tuổi đã học được hầu hết các bộ sách của Nho học. Năm 18 tuổi đỗ giải Nguyên ( đứng đầu kỳ thi Hương). Sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình ( còn gọi là Hội nguyên và Đình nguyên).
Chu Văn An (1292 - 1370) còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì), Hà Nội.
Mọi quốc gia, dân tộc, nếu muốn ngày một phát triển và không tụt hậu, thì nhất định không thể không quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng lực lượng kế cận. Tuy nhiên, nhận thức được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của vấn đề quan trọng này lại tuỳ thuộc vào từng quốc gia, dân tộc. Trước nhữngvận hội mới của đất nước, có dịp đọc lại những trước tác Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng, ôn lại những hồi ức và những kỷ niệm của các thế hệ thanh niên Việt Nam đã từng một lần được gặp Người càng thấy ý nghĩa lớn lao trước sự quan tâm của Người đối với thế hệ thanh niên Việt Nam. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng thấy thiêng liêng và xúc động hơn trước lời căn dặn thiết tha, đầy trách nhiệm của người Cha già dân tộc trong bản Di chúc lịch sử: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”[1].
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.